Tổng hợp các cách nấu lẩu hải sản thơm ngon

Bạn đang quan tâm cách nấu lẩu hải sản thơm ngon đúng chuẩn vị như ở ngoài hàng. Bạn muốn tìm hiểu cách làm lẩu hải sản tại nhà để cả nhà cùng thưởng thức. Hãy cùng Wholist.vn vào bếp điểm qua một số món lẩu hải sản để tham khảo thực hiện trong những ngày mưa nhé.

1. Cách làm lẩu hải sản chua cay

1.1. Nguyên liệu nấu lẩu hải sản chua cay

cách làm lẩu hải sản

Để chế biến được món lẩu hải sản ngon đúng vị, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản dưới đây:

  • 500 gram tôm tươi
  • 500 gram mực tươi
  • 1 bát con ngao (nghêu)
  • 1/3 quả dứa
  • 2 quả cà chua 
  • 1 bó nấm kim châm
  • 1 thìa bột me hoặc me tươi
  • Bộ xương ức gà
  • 500 gram cá phi lê
  • Giò cá viên
  • Đậu hũ non
  • Miến hoặc mì tôm ăn kèm
  • Rau cải chíp, rau ăn lẩu.
  • Gia vị khác: hành khô, tỏi, mì chính, nước mắm, muối, tiêu xay, hạt nêm,…

1.2. Cách nấu lẩu hải sản chua cay

nguyên liệu nấu lẩu hải sản

Lẩu hải sản chua cay luôn là một trong các món ăn mang lại cho người dùng cảm giác lạ miệng vì ở trong hải sản có chứa rất nhiều chất đạm, canxi. Dưới đây là chi tiết cách làm món lẩu hải sản chua cay:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu để chế biến món lẩu hải sản

Thịt bò, thịt heo thái lát mỏng

Tôm, mực, sò rửa sạch

Cá thái thành lát mỏng

Rau ăn lẩu rửa sạch để riêng

Đậu phụ cắt miếng

Nấm rửa sạch

  • Bước 2: Thực hiện làm món lẩu hải sản

Cách làm nước lẩu hải sản chua cay các bạn có thể mua ở các cửa hàng tiện lợi hoặc mua xương heo, xương gà về ninh lên để lấy nước làm nước lẩu. Sau đó nêm nếm thêm gia vị như muối, mì chính, hạt nêm để cho vừa miệng. Phi thơm hành xào cà chua và dứa rồi cho vào nước xương đang ninh để tạo vị chua cay cho nồi lẩu. Sau khi nước dùng sôi thì cho me đã chuẩn bị vào dầm với nước dùng.

Chuẩn bị nước chấm lẩu: dùng nước tương, tương ớt, dầu mè, tương đen và dấm cho chung vào khuấy đều.

Đặt nồi nước dùng lẩu hải sản chua cay lên bếp điện để đun sôi lại nước dùng. 

  • Bước 3: Thưởng thức lẩu hải sản

Khi nước lẩu sôi bạn cắt đậu phụ và thả nổi vào nồi. Bày phần cá, tôm, ngao, mực đã chuẩn bị và phần rau nhúng lẩu ra đĩa. Khi nồi nước dùng sôi trở lại, nhúng lần lượt từng nguyên liệu vào nồi nước dùng cho tới lúc chín. Khi thưởng thức lẩu hải sản bạn nên dùng cùng với chút tương ớt hoặc muối tiêu chanh sẽ gia tăng độ ngon của món lẩu đấy.

Với món ăn này thì người dùng sẽ cảm nhận được rõ nét hương vị chua cay thơm nồng của sa tế  hòa cùng với vị ngọt của hải sản. Thay vì phải kéo nhau ăn ở ngoài hàng, bạn đọc có thể dễ dàng  tự nấu lẩu hải sản để cả nhà cùng thưởng thức vừa đảm bảo vị ngon như nhà hàng lại vừa đảm bảo vệ sinh. 

1.3. Yêu cầu về thực phẩm của món lẩu hải sản chua cay

cách làm lẩu hải sản chua cay

Để món lẩu hải sản chua cay luôn đảm bảo được vị thơm ngon bổ dưỡng thì việc chọn nguyên liệu sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nếu đồ ăn tươi mới thì món lẩu chế biến mới đảm bảo đúng vị. Dưới đây là các yêu cầu khi chọn thực phẩm bạn cần nắm rõ:

  1. Đối với nước dùng lẩu: Mặt trên của nước dùng lẩu hải sản chua cay cần phải đảm bảo có màu đỏ đặc trưng của cà chua hòa cùng sa tế. Nước dùng cốt của lẩu là nước trong, không có màu đục, vị ngọt của xương tự nhiên. Ngoài ra, nước dùng cũng cần có vị hơi chua của me, dứa và cà chua.
  2. Đối với hải sản: Cần chọn những loại hải sản tươi, ngon để đảm bảo chất lượng cho món lẩu. Trong quá trình sơ chế hải sản cần phải làm sạch kỹ để tránh không bị tanh. 
  3. Rau ăn kèm: Ngoài các loại rau kể trên bạn cũng có thể lựa chọn nhiều loại rau khác như xà lách, rong biển, cải xanh,… Bên cạnh đó bạn có thể ăn kèm bún, mì với nước lẩu. 

2. Cách làm lẩu hải sản thập cẩm

Cách nấu lẩu hải sản thập cẩm rất dễ dàng, người nấu chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cũng như khéo léo giảm bớt một chút gia vị khi nấu là đã chế biến thành công món ngon này.

2.1. Nguyên liệu nấu lẩu hải sản thập cẩm

cách nấu lẩu hải sản
  • 200 gram mực
  • 200 gram tôm
  • 500 gram ngao
  • 200 gram cá trắm
  • 200 gram nấm hương
  • 300 gram nấm kim châm
  • 500 gram xương ống
  • Các loại rau để ăn kèm cùng lẩu hải sản thập cẩm như: hành tây, rau muống, cần tây.
  • Gia vị cơ bản: nước mắm, chanh, ớt, hạt nêm, bột canh, mì chính, ớt bột, sa tế, hành, tỏi

2.2. Chi tiết các bước nấu lẩu hải sản thập cẩm

cách làm lẩu hải sản thập cẩm
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thả xương ống sau khi mua về vào nồi nước dùng có hành tím sôi qua khoảng tầm 1 phút thì vớt xương ra và đổ nước chần xương đi. Cho xương ống vào nồi, đổ nước ngập xương và ninh trong khoảng 2 đến 3 tiếng để nồi nước dùng ngọt vị.

Lưu ý, hớt bọt liên tục trong quá trình nấu nước dùng để đảm bảo nước được thanh trong vắt.

Tôm mua về rửa thật sạch, cắt bỏ bớt phần râu, lấy phân ở đầu và chân tôm.

Mực tươi cắt bỏ phần mắt, rút hết toàn bộ phần xương sống mềm, rửa sạch và thái lát thành từng khoanh mỏng

Nấm hương và nấm kim châm rửa sạch cắt bỏ đi phần rễ sau đó ngâm nước muối, vớt ra để khô ráo và cho vào đĩa.

Cá trắm cạo sạch vảy, cắt bỏ hai bên mang, bỏ ruột và rửa sạch phần đen ở trong bụng cá để khử mùi tanh. Sau đó thái cá trắm thành từng miếng với độ dày vừa phải, vừa ăn.

Sả rửa sạch rồi  cắt đôi, đập dập một phần và thả vào nồi nước xương khi nước dùng sôi.

Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn

Các loại rau ăn kèm ngắt bỏ đi phần héo rồi rửa sạch bằng nước và ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo nước.

  • Bước 2: Cách nấu lẩu hải sản thập cẩm đúng chuẩn

Cách làm nước dùng lẩu hải sản:

Khi nước ninh xương vừa mới sôi thì cho phần xương cá trắm đã làm thịt ở phía trên vào nồi đun.Ninh thêm trong khoảng 20 đến 30 phút nữa để xương cá có thể tiết ra toàn bộ chất ngọt. Sau đó lấy xương cá ra khỏi phần nước dùng. Chú ý không đun quá lâu vì xương con của cá có thể mêm quá và rụng vào nước lẩu lúc ăn rất nguy hiểm.

Tiếp tục đun sôi nồi nước dùng thêm một lần nữa cho tới khi nước sôi thì thả phần sả cây đập dập vào nồi và tiếp tục ninh cho đến khi sả tiết vào nước dùng.

Cho dầu ăn, tỏi băm, sả băm và sa tế vào phi thơm. Tiếp tục cho thêm khoảng 1 muỗng cà phê bột ớt vào chảo đảo đều trong khoảng 1 phút rồi tắt bếp.

Đổ phần nước màu sa tế đã chế biến vào nồi nước hầm xương để tạo ra màu sắc hấp dẫn cho nước lẩu. Nêm nếm lại nước lẩu thêm một chút muối, mì chính và hạt nêm cho vừa vị.

Chắt nước lẩu ra một nồi lẩu nhỏ khác để đun sôi trên bếp gas mini với mức lửa nhỏ vừa phải để đảm bảo cho nước lẩu luôn nóng khi ăn.

Bày các loại hải sản và rau lên đĩa sao cho bắt mắt và bắt đầu thưởng thức. Lẩu hải sản thập cẩm ăn kèm cùng miến và bún tươi cũng sẽ rất hấp dẫn.

Để món lẩu hải sản thập cẩm thêm đậm đà, bạn có thể sử dụng thêm một chén nước mắm mặn với vài lát ớt xắt cay nồng.cùng với ớt lát cắt để tạo nên vị cay nồng.

Bạn có thể dùng thêm các loại củ quả khác để cho vào nồi lẩu hải sản thập cẩm như cà rốt, khoai tây hay khoai môn tùy theo sở thích ăn uống của gia đình mình. Đối với các loại củ quả này, người chế biến chỉ nên cho vào nước lẩu hầm cùng với xương trong khoảng 15 phút trước khi nhấc nồi xuống để tránh củ quả bị hầm quá lâu.

3. Cách làm lẩu hải sản nấm

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị.

cách làm lẩu hải sản nấm
  • 1 kg xương gà
  • 1 củ cải trắng
  • 1 củ cà rốt
  • 300g tôm, mực
  • Gừng, hành tây, tỏi
  • Hành tím, ớt
  • Gia vị cơ bản: tiêu xay, đường, muối, dầu mè.
  • Rau ăn kèm: nấm kim châm, nấm đùi gà, rau cải cúc, rau mầm, rau muống, rau cần, hoa thiên lý,…

3.2. Cách nấu lẩu hải sản nấm

cách làm nước dùng lẩu hải sản
  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu cơ bản và nấu nước lẩu

Tôm và mực mua về rửa sạch lại với nước và rượu để khử hoàn toàn mùi tanh. Mực cắt thành từng lát vừa ăn hoặc để nguyên con mực tùy theo sở thích ăn uống.

Cà rốt và củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khoanh. Các loại rau và nấm ăn kèm cũng rửa sạch để ráo nước.

Hành tây lột vỏ cắt thành hình múi cau, gừng cạo sạch vỏ rồi thái lát, hành tỏi băm nhỏ. Một bí quyết nhỏ để món ăn trở nên hoàn hảo hơn là bạn nướng sơ qua các nguyên liệu này trước khi chế biến để lúc nấu nước dùng mùi vị thơm hơn nhé.

Xương gà các bạn đem rửa sạch với nước và xát muối cho sạch, cho vào nồi cùng với các nguyên liệu đã nướng ở trên. Thêm nước vào nồi một lượng vừa đủ sau đó ninh trong vòng khoảng 2-3 tiếng để nước dùng ngọt.

  • Bước 2: Nấu nước lẩu hải sản nấm

Nước dùng sau khi ninh xong bạn chắt lọc lấy nước để cho vào cái nồi khác. Cho thêm củ cải trắng, cà rốt, táo tàu khô vào cùng để nấu. Nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị ăn của gia đình bạn.

Khi củ cải chín tới, cho thêm 1 thìa cà phê dầu mè vào để nước lẩu luôn thật thơm ngon hấp dẫn. Cho ớt bột hoặc ớt tươi vào nếu bạn thích ăn cay rồi tắt bếp. Vậy là nước lẩu hải sản nấm của chúng ta đã được chế biến xong rồi.

Khi ăn cho tôm, mực, ngao,… cùng các loại rau và nấm ăn kèm vào nấu cho đến khi chín tới thì dùng ngay. Rau và hải sản khi vừa chín tới sẽ giữ được sự tươi ngon nguyên vị, chấm cùng với nước mắm ớt thì sẽ có vị ngon tuyệt hảo. Món này lẩu hải sản nấm này ăn cùng bún, mì đều rất hợp.

4. Cách làm lẩu hải sản chay

Cách nấu lẩu hải sản chay hay chọn lẩu hải sản ăn rau gì thì hợp là không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên để nước lẩu luôn được trong và ngọt thanh thì đòi hỏi người nấu cần có một bí quyết nêm nếm gia vị thật khéo léo.

Sử dụng các loại rau củ và nấm tươi để chế biến cho nước dùng mang vị ngon ngọt tự nhiên và thanh mát. Công thức nấu lẩu chay ngon từ chuyên gia đầu bếp của Wholist.vn chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp độc giả có một nồi lẩu chay thơm ngon và hấp dẫn để cả gia đình cùng thưởng thức nhé . 

4.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

cách làm lẩu hải sản chay
  • 100g boa rô
  • 200g su hào
  • 100g nấm bào ngư xám
  • 300g củ cải muối
  • 150g mực chay
  • 150g rau tần ô
  • 500g mì trứng
  • 2 trái bắp Mỹ
  • 500g su su
  • 300g củ cải trắng
  • 150g nấm đông cô
  • 150g nấm kim châm
  • 200g tôm chay
  • 200g cải thảo
  • 200g cua chay
  • 200g cải bẹ xanh
  • 150g cà rốt
  • 2 thanh mía

4.2. Cách nấu hải sản chay

cách làm nước lẩu hải sản

Sơ chế nguyên liệu cơ bản

Su hào, cà rốt, su su, củ cải trắng, củ cải muối và bắp Mỹ thái thành từng khúc vừa ăn.

Gọt vỏ mía rồi cắt thành từng khúc nhỏ.

Cho su su, su hào, cà rốt, củ cải trắng, củ cải muối, bắp Mỹ và mía đã sơ chế vào luộc chung trong cùng một nồi nước để chắt lấy nước lẩu. Vớt các nguyên liệu có trong nồi ra một chiếc đĩa riêng.

Nấm rửa sạch, ngâm nước muối rào vớt ra 

Cải thảo, cải bẹ chia thành từng khúc khoảng 1 đốt ngón tay.

Hải sản chay đem chần qua nước sôi và để nguội

Các bước nấu lẩu hải sản chay

Phi thơm hành boa rô cùng với dầu ăn rồi đổ phần nước dùng đã chuẩn bị từ trước vào, khuấy đều tay. Đun nước dùng sôi rồi tiếp tục nêm nếm thêm một chút hạt nêm chay, muối ăn, mì chính và xì dầu chay cho vừa khẩu vị của gia đình bạn. Cuối cùng, cắt ngò rí cho vào rắc thêm chút tiêu xay nữa là tắt bếp thưởng thức

Luộc mì trứng: chuẩn bị một nồi nước sôi pha thêm chút dầu ăn để luộc mì trứng đến độ vừa chín thì vớt ra một tô nước lạnh, ngâm trong khoảng 2 phút sau đó cuốn mì lại thành từng cuộn với độ dày vừa ăn.

Trình bày và thưởng thức

Cuối cùng, trình bày nồi nước lẩu hải sản chay và mì trứng lên trên bàn ăn. Đun sôi lại nồi nước dùng và cho thêm các nguyên liệu vào rồi thưởng thức ngay.

Với các nguyên liệu chứa nhiều vitamin và khoáng chất từ các rau củ quả, cách nấu lẩu hải sản chay này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, giúp người ăn thanh lọc cơ thể và đặc biệt rất tốt đối với những người ăn kiêng. Đây chắc chắn sẽ là một trong các món ngon lý tưởng để cho gia đình bạn đổi vị trong những ngày chay thanh tịnh đấy.

5. Những lưu ý khi ăn lẩu hải sản

5.1. Khi ăn lẩu hải sản cần phải kiêng gì để tốt cho sức khỏe?

lưu ý khi nấu lẩu hải sản

Không phải ai ăn lẩu hải sản cũng tốt và mang lại nhiều tác dụng. Đối với một số người mắc những bệnh sau đây thì cần kiêng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng món lẩu hải sản. Người dị ứng với bất kỳ nguyên liệu nào có trong hải sản, những người bị cao huyết áp, những người có tỷ lệ cholesterol trong máu cao, những người mắc các bệnh về gút hay tiểu đường.

Các loại thực phẩm nên kiêng khi chọn ăn với lẩu hải sản

Không dùng với các trái cây có chứa nhiều vitamin C ngay sau khi vừa thưởng thức các món lẩu hải sản. Bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu hoặc buồn nôn nếu sử dụng những hoa quả như cam, kiwi, xoài,… Vì trong hải sản chứa rất nhiều chất asen pentavenlent, khi kết hợp cùng với các trái cây có chứa vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide có thể gây ngộ độc cho cơ thể của bạn.

Không nên uống trà xanh ngay sau khi vừa mới ăn lẩu hải sản. Trong lá trà có chứa rất nhiều axit tannic, khi kết hợp với các chất canxi có trong những loại hải sản có vỏ như tôm, cua, bề bề, ghẹ,…có  thì sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, làm cho canxi không hòa tan, rất dễ gây đau bụng, kết sỏi ở trong thận. 

Vì vậy lời khuyên của Wholist.vn  dành cho bạn là không nên kết hợp trà xanh đi kèm cùng với lẩu hải sản. Nếu muốn uống bạn có thể dùng trước hoặc sau khi ăn lẩu hải sản từ khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo sức khỏe, tránh bị ngộ độc.

Không kết hợp lẩu hải sản với các thực phẩm có tính hàn cao. Hải sản là một trong các loại thực phẩm có sẵn tính hàn rất cao do đó để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi hay tệ hơn là bị đau dạ dày thì bạn đọc nên ăn hải sản với những thực phẩm có tính nóng. Một số nguyên liệu có tính hàn cao mà bạn đọc không nên ăn chung với lẩu hải sản như là nước có gas, nước đá, dưa hấu, dưa gang, dưa chuột,….

Không dùng bia với lẩu hải sản. Một trong những món mà bạn cũng cần phải tránh khi ăn lẩu hải sản chính là bia – thức uống khá phổ biến mà nhiều người không nghĩ là cần phải tránh. Có thể bạn chưa biết ở bên trong các loại hải sản đều có chứa purin, chất này sẽ chuyển hóa thành chất axit uric. Do đó nếu sử dụng rượu bia khi đang ăn lẩu hải sản sẽ càng kích thích chất axit uric sản sinh ra nhiều hơn và càng tích tụ lại trong cơ thể người ăn từ đó dễ gây ra các bệnh như gút, viêm xương khớp,….Vì vậy hãy lưu ý khi sử dụng rượu bia với lẩu hải sản khi ăn nhé.

5.2. Lưu ý khi ăn lẩu hải sản để đảm bảo tốt cho sức khỏe?

nấu lẩu hải sản

Các vật dụng dùng để ăn lẩu hải sản như chén, thìa, đũa, nồi lẩu cần phải được rửa sạch, khô ráo trước khi dùng để đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh.

Các nguyên liệu khi cho vào nồi lẩu hải sản đặc biệt là ngao, cá, sò, hàu, ốc,… đều phải được chế biến chín kỹ càng. Nếu chưa được nấu chín kỹ thì sẽ có rất nhiều loại vi khuẩn như vibrio parahaemolyticus hay lungfluke hoặc một số các loài sán, ký sinh trùng vẫn đang còn sống sót và phát triển trong hải sản.Khi ăn vào có thể dẫn người bệnh gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi,…

Không ăn lẩu hải sản khi đang còn quá nóng. Nhiều người có thói quen sẽ thưởng thức ngay món lẩu sau khi nước dùng vừa sôi và được múc ra. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm và dẫn đến nhiều hệ quả không tốt. Với thói quen ăn lẩu hải sản lúc còn nóng này sẽ có thể dẫn đến hiện tượng bị nhiệt miệng, loét thực quản, loét miệng, không hề tốt cho dạ dày cũng như răng và lợi.

Một số loại vi khuẩn ở trong hải sản có thể sinh tồn ở mức nhiệt độ khoảng 80 độ C vì vậy lúc ăn bạn cần nên nhúng thật kỹ để đảm hải sản đã chín và vi khuẩn bị tiêu diệt. 

Không nên dùng những hải sản đã được chế biến sẵn từ trước hoặc để quá lâu ở bên ngoài. Mặc dù việc sử dụng hải sản đã được chế biến làm sạch sẽ từ trước sẽ rất tiện lợi cho người dùng song lại làm mất đi chất dinh dưỡng có trong đó. Trong các loại hải sản có chứa rất nhiều đạm, nếu bảo quản trong nhiệt độ thường trong khoảng thời gian dài là điều kiện phù hợp để cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào, làm cho hải sản của bạn sinh độc tố, biến tính.

Ngồi thưởng thức món lẩu hải sản quá lâu cũng không hề tốt. Lúc này dịch dạ dày của bạn phải hoạt động quá tải dẫn đến người ăn có thể bị đau bụng hoặc nặng hơn là gây ra tiêu chảy.

Không dùng nước lẩu hải sản để ăn với các nguyên liệu lẩu đã để qua đêm, không được bảo quản.

Trên đây Wholist.vn đã chỉ ra cho độc giả cách nấu lẩu hải sản thơm ngon giống như đầu bếp chế biến. Hy vọng bạn đọc sẽ thực hiện thành công món lẩu này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *