Cách Nấu Cơm Bằng Lò Vi Sóng Thơm Ngon, Mềm Dẻo Dễ Làm

Bạn đã bao giờ thử nấu cơm bằng lò vi sóng chưa? Đây là một phương pháp nấu cơm vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Hãy cùng Wholist theo dõi bài viết dưới đây để có ngay cách nấu cơm đặc biệt này nhé!

✅ Thời gian chuẩn bị:7 phút
✅ Thời gian nấu:20 phút
✅ Số lượng:3 – 4 người
✅ Độ khó:Dễ
Nấu cơm bằng lò vi sóng

1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ để nấu cơm bằng lò vi sóng

  • 300gr Gạo
  • Nước
  • Nồi cơm chuyên dụng trong lò vi sóng
  • Lò vi sóng

2. Cách nấu cơm bằng lò vi sóng đơn giản và nhanh chóng

2.1. Vo gạo

  • Trước khi nấu cơm bằng lò vi sóng, bạn cần rửa sạch kỹ nồi vi sóng và các vật dụng bạn dùng để nấu cơm. Lưu ý là phải sử dụng loại nồi chuyên dụng trong lò vi sóng. Nếu được bạn nên sử dụng nồi đất vì cơm chín sẽ ngon hơn.
  • Tiếp theo, bạn cho 300gr gạo đã chuẩn bị vào nồi, cho thêm nhiều nước vào để vo gạo thật sạch, bạn nên vo gạo ít nhất 2 lần. Nếu bạn muốn ăn cơm mềm hơn một chút thì bạn có thể ngâm gạo trong khoảng 10 phút. Với cách làm này thì hạt gạo sẽ nhanh nở và cơm chín đều hơn từ trong ra ngoài.
  • Sau khi vo gạo xong thì bạn chắc hết nước ra ngoài, cẩn thận không để làm đổ gạo. Tùy vào loại gạo bạn đang dùng mà cho lượng nước vào sao cho thích hợp. Tránh đổ quá nhiều hoặc quá ít nước làm ảnh hưởng đến chất lượng cơm.

2.2. Nấu cơm bằng lò vi sóng

  • Sau khi đã vo gạo và tùy chỉnh lượng nước phù hợp, bạn bắt đầu cho nồi cơm vào lò vi sóng. Đặt hẹn giờ nấu trong khoảng thời gian từ 12 – 15 phút.
  • Sau khoảng thời gian trên, bạn hãy tắt lò vi sóng và lấy nồi cơm ra. Dùng khăn lau sạch nước tràn ra đĩa quay của lò vi sóng.
  • Để lò vi sóng nguội trong khoảng 5 phút, sau đó bạn có thể sử dụng nó để nấu các món ăn khác.

(*) Lưu ý:

  • Tùy thuộc vào loại gạo bạn đang sử dụng mà điều chỉnh công suất nấu của lò vi sóng khác nhau. Thông thường, gạo lứt sẽ có thời gian nấu lâu hơn so với gạo trắng.
  • Nếu bạn sử dụng loại gạo lứt, khi nấu 1 chén gạo thì tương đương với 3 chén nước sôi với thời gian nấu trong 25 phút.

Đây là một vài hướng dẫn cụ thể cho lò vi sóng mức năng lượng 700W và gạo trắng:

  • ½ chén gạo, nấu trong 9 phút.
  • ¾ chén gạo, nấu trong 12 phút.
  • 1 chén gạo, nấu trong 16 phút.
  • 1 ¼ chén gạo, nấu trong 20 phút.
  • 1 ½ chén gạo, nấu trong 23 phút.

2.3. Thành phẩm

Mở nắp nồi cơm ra, sau đó dùng muôi gỗ xới cơm cho thật tơi và thưởng thức ngay. Với cách nấu cơm bằng lò vi sóng này, cơm sau khi nấu chín thơm ngon, mềm và tiết kiệm được nhiều thời gian.

3. Một số lưu ý an toàn khi nấu cơm bằng lò vi sóng và cách khắc phục

Lò vi sóng là một thiết bị hiện đại trong nhà bếp. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đúng cách có thể làm cơm không ngon và gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi nấu cơm bằng lò vi sóng, bạn cần lưu ý:

Sử dụng nồi có kích thước tương ứng với lò

Bên phải của lò vi sóng được trang bị hệ thống sóng nhiệt. Khi lò hoạt động, đĩa chứa thực phẩm sẽ quay tròn để đảm bảo thức ăn chín đều.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nồi quá lớn, có thể gây kẹt đĩa quay và làm lò hoạt động không hiệu quả. Những vấn đề này có thể gây ra tình trạng như cháy lò, cơm không được chín đều,… Do đó, khi lựa chọn nồi, bạn cần chú ý đến kích thước sao cho không gây cản trở đĩa quay và góc hoạt động của lò.

Đảm bảo nồi đựng gạo đủ lớn khi gạo nở hay nước sôi

Nguyên lý chín của gạo là hút nước và hơi nóng để nở ra. Vì vậy, cơm chín thì lượng cơm sẽ nở ra gấp 1,5 – 2 lần số gạo và nước ban đầu.

Vì vậy, khi lựa chọn nồi để nấu cơm, bạn nên chọn loại nồi có dung tích ít nhất gấp 4 lần lượng gạo và nước trong đó. Hơn nữa, bạn phải đảm bảo chất liệu của nồi phù hợp để sử dụng trong lò vi sóng, tránh trường hợp nồi bị vỡ hoặc chảy trong quá trình sử dụng.

Không đậy kín nồi trong quá trình nấu cơm

Phần lớn nhiều người hay có thói quen đậy vung thật thật chặt để cơm được chín nhanh hơn. Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo áp lực trong nồi và có thể gây ra hiện tượng nổ, khiến mọi thứ sẽ văng tứ tung trong lò vi sóng của bạn.

Cách thay thế an toàn nhất là bạn nên sử dụng khăn ẩm để giữ nhiệt mà không làm nổ nồi.

Không để gạo ở nhiệt độ phòng trong hơn 1 giờ đồng hồ

Gạo chưa nấu có thể chứa bào tử của vi khuẩn Bacillus cereus, đây là loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Ngay cả sau khi nấu chín, vi khuẩn vẫn có thể còn tồn tại trong cơm. Nếu cơm được để ở nhiệt độ phòng sau đó, các bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ sinh ra các chất độc, có thể gây ra các triệu chứng như ói mửa hoặc tiêu chảy. Việc hâm lại cơm cũng không thể loại bỏ được các chất độc này.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách nấu cơm bằng lò vi sóng. Mong rằng với bài viết này, Wholist đã cung cấp cho bạn được nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng nấu cơm theo một phương pháp mới. Cùng bắt tay vào thực hiện ngay thôi nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *